Tại sao chúng ta cần canh tác hữu cơ và biến đổi gen cùng tồn tại một cách hoà thuận?

0

Quan điểm ủng hộ công nghệ biến đổi gen (BĐG)

Năm 2010, Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Research Council) đã phát hành đánh giá tổng quát toàn diện đầu tiên về tác động tích cực của công nghệ biến đổi gen (BĐG) mang lại trong cải tiến nông nghiệp. Báo cáo đưa ra một danh sách các lợi ích, trong đó bao gồm khả năng giúp nông dân giảm bớt lượng thuốc trừ sâu và các chất hoá học có hại trong canh tác. Khi các nông trại bắt đầu ứng dụng công nghệ BĐG từ năm 1996, họ cũng thấy được chi phí sản xuất giảm đi và năng suất cao hơn so với canh tác thông thường. Ngày nay, gần như toàn bộ ngô, đậu nành và bông là cây BĐG và các kỹ thuật này được đánh giá là phương thức hứa hẹn nhất đảm bảo nuôi sống dân số thế giới đang tăng trưởng.

Các kết luận này được nhắc lại vào năm ngoái, trong một nghiên cứu tổng hợp dữ liệu từ 147 báo cáo khoa học trước đó, thực hiện bởi 2 giáo sư hàng đầu của Đức, và được xuất bản trên PLOS ONE – Báo cáo Phân tích khoa học tổng hợp về Tác động của Cây trồng BĐG. Nghiên cứu kết luận cây trồng từ hạt giống BĐG giúp giảm 37% lượng thuốc trừ sâu sử dụng, gia tăng năng suất thêm 22%, đồng thời tăng lợi nhuận cho người nông dân (một phần nhờ chi phí sản xuất giảm) thêm 68%.

Trong khi đó, các nhà sản xuất và ủng hộ BĐG cũng như canh tác truyền thống thường đánh giá canh tác hữu cơ là cho năng suất thấp và không thế cung cấp đủ lương thực cho dân số thế giới liên tục tăng trưởng. Họ cũng cảnh báo khả năng nhiễm mầm bệnh tiềm tàng từ việc sử dụng phân chuồng; một số so sánh cho răngg người ủng hộ thực phẩm hữu cơ như những người tín đồ tôn giáo.

Quan điểm chống BĐG

Được ủng hộ về tài chính và lý luận bởi ngành thực phẩm hữu cơ, những người phản đối thực phẩm BĐG tôn sùng nông nghiệp hữu cơ như một phương pháp thay thế khả thi cho công nghệ BĐG. Chế giễu công nghệ BĐG là một sản phẩm của các tập đoàn nông nghiệp lớn, những người phản đối nhấn mạnh việc thực hành canh tác hữu cơ giúp bảo vệ đất, giảm sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu, và giúp thực phẩm được định giá được cao hơn (nhưng sản lượng không cao hơn). Họ quảng bá thực hành canh tác hữu cơ, bao gồm cả luân canh, làm đất và cây che phủ là các phương thức canh tác bền vững, thân thiện với hệ sinh thái hơn so với canh tác truyền thống hoặc canh tác sử dụng công nghệ sinh học.

Đối với họ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ BĐG luôn là một thử nghiệm tiềm tàng nhiều nguy cơ, một ý tưởng chưa được kiểm định. Các nhà khoa học ủng hộ BĐG được xem là nhận tài trợ từ các tập đoàn nông nghiệp lớn và Monsanto được dựng là lên một hình tượng thu nhỏ đầy nguy hiểm của “một hệ thống thực phẩm bị kiểm soát bởi doanh nghiệp”. Hơn nữa, một vài nông dân hữu cơ chế giễu nông dân canh tác truyền thống và BĐG là lười biếng, phụ thuộc hoàn toàn vào những gì các đại lý khuyến nông tư vấn cho họ.

Quan điểm trung lập

Đối với hầu hết nông dân, nhà khoa học đang làm việc chăm chỉ và hoạt động độc lập, bức tranh biếm hoạ về trận chiến giữa hữu cơ và BĐG đã chuyển từ sự bực tức tới ngớ ngẩn.

Một công trình nghiên cứu quốc tế về thực hành canh tác lúa mỳ đã phỏng vấn một số nông dân sử dụng cả phương pháp canh tác truyền thống và hữu cơ. Một nông dân tuyên bố rằng ông muốn kết hợp cả hai kỹ thuật này nhưng không thể làm được do quy định của Chương trình Hữu cơ Quốc gia: “Tôi không thể trồng trọt theo phương thức hữu cơ bởi phương pháp đó không cho phép tôi sử dụng bất cứ hoá chất nào, thật vớ vẩn. Họ thậm chí không cho tôi dùng Roundup… Có một loại phân bón đã cấp phép thương mại mà tôi thực sự muốn sử dụng khi canh tác hữu cơ – mono ammonium phosphate – dù không được chứng nhận hữu cơ, nhưng trên mảnh đất với độ pH cao của chúng tôi, nó thực sự rất rất phù hợp.”

Tại Phoenix, Arizona, nông dân hữu cơ Janna Anderson trồng các giống ngũ cốc truyền thống trên một mảnh đất nhỏ và cô không ngừng tìm kiếm các loại giống và tính trạng mới khác. Cô ấy cũng là một người ủng hộ nhiệt thành cho công nghệ BĐG. Trong một cuộc phỏng vấn với Phòng Nông nghiệp Arizona, Anderson đã nhấn mạnh sự ủng hộ của cô dành cho công nghệ BĐG (mặc dù thậm chí cô ấy còn không sử dụng công nghệ này): Cây trồng BĐG đã mang đến nhiều lợi thế lớn cho tất cả mọi người bao gồm cả người tiêu dùng. Cây trồng BĐG có thể giảm lượng thuốc trừ sâu trong không khí, giảm ô nhiễm nguồn nước từ dòng chảy, giúp tăng năng suất, tạo ra các cây trồng chịu hạn cho tương lai và nhiều hơn thế nữa. Ngoài ra, việc canh tác cây trồng BĐG có thể rất hiệu quả về mặt chi phí, và có thể nhắm tới các loại sâu bệnh cụ thể thay vì tiêu diệt mọi thứ trong phạm vi phun thuốc. Thêm vào đó, một vài sản phẩm ngô BĐG ứng dụng kỹ thuật di truyền để chèn thêm gen BT, đây thực ra là một sản phẩm được cho phép trong kỹ thuật canh tác hữu cơ có chứng nhận.

Liệu việc tồn tại song song có hiệu quả về mặt khoa học không?

Có, phương pháp canh tác hữu cơ và BĐG có thể tồn tại song song, rất nhiều nhà khoa học đã khẳng định điều này, thậm chí bao gồm những nhà khoa học ủng hộ BĐG và các nhà hoạt động ủng hộ hữu cơ. Bruce Chassy, giáo sư danh dự về khoa học thực phẩm tại trường đại học Illinois, đồng thời là một nhà phê bình làn sóng chống-BĐG nhận xét: “Không có lý do cố hữu nào cho thấy 2 phương thức này không thể tồn tại song song khi canh tác một số loại cây trồng. Kiểm soát cỏ dại là ứng dụng hàng đầu của công nghệ sinh học. Trong một thế giới ôn hoà, những người nông dân hữu cơ có thể sử dụng cây trồng BĐG chống chịu được thuốc trừ sâu và glyphosate. Do cây trồng BĐG không cần dùng thêm chất hoá học nào, quyết định của người nông dân chỉ còn là lựa chọn một loại hạt giống, mà không cần dựa vào danh sách những việc được làm và không được làm trong canh tác hữu cơ. Hai phương thức này hoàn toàn tương thích.”

Pamela Ronald, nhà di truyền học thực vật tại Đại học California (Davis) cùng Raoul Adamchak, chồng cô và cũng là một người nông dân hữu cơ, tin rằng nông nghiệp bền vững thực sự (có thể nuôi sống thế giới 9 tỷ người) chỉ có thể có được từ việc kết hợp kỹ thuật nông nghiệp hữu cơ và công nghệ sinh học hay canh tác ruyền thống. Một mặt, canh tác hữu cơ giúp tăng cường độ màu mỡ của đất và đa dạng cây trồng, sử dụng nước và đất hiệu quả, cũng như giảm việc sử dụng hoá chất độc hại. Mặt khác, kỹ thuật công nghệ sinh học giúp đưa vào các tính trạng cho phép cây trồng sử dụng ít nước hơn, có thể tự kháng sâu bệnh mà không cần cày xới đất gây thất thoát carbon. Cuốn sách của Ronald và Adamchak, Tomorrow’s Table (Bàn ăn của ngày mai) đã đưa ra ý tưởng trong đó kết hợp các kỹ thuật canh tác; và một nghiên cứu vào năm 2011 của Ronald cảnh báo việc chỉ sử dụng một loại kỹ thuật có thể không đủ để nuôi sống thế giới: “… hạt giống cải tiến có được nhờ công nghệ gen chỉ là một phần của giải pháp. Những hạt giống này phải được tích hợp trong hệ thống canh tác nông nghiệp dựa trên nền tảng sinh thái; đồng thời được đánh giá theo tác động xã hội, kinh tế và môi trường – ba trụ cột của nông nghiệp bền vững.”

Những chuyên gia khác nhấn mạnh, trước khi các nhà hoạt động chống-BĐG gây được sự chú ý, nông nghiệp hữu cơ và công nghệ sinh học đã tồn tại đồng thời một cách thân thiện. “Nông nghiệp hữu cơ và BĐG đã tồn tại song song với nhau kể từ khi cây trồng BĐG đầu tiên được canh tác. Không có điều gì từ cây trồng BĐG có thể đe doạ đến cây trồng hữu cơ xét trên phương diện khoa học hay pháp luật. Đó luôn luôn là như vậy” Mischa Popoff, cựu điều tra viên của USDA/NOP (Cơ quan Chứng nhận sản phẩm hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) – người đồng thời là một nhà bình luận, một tác giả và chuyên gia tại Viện Hearland cho biết.

Những nông dân hữu cơ với tư tưởng tiến bộ, như Rob Wallbridge, người đã viết rất nhiều bài báo cho Dự án Nhận thức về Gen di truyền, đã đứng lên và thúc đẩy những tiếng nói bình tĩnh hơn, cũng như sự đối thoại và tôn trọng lẫn nhau giữa những nông dân. Ông nhấn mạnh tầm nhìn bền vững của nông nghiệp hữu cơ, nhưng dứt khoát từ chối sự châm biếm của các nhà hoạt động chống-BĐG quá khích đối với những người nông dân sử dụng hạt giống BĐG.

Từ góc nhìn thương mại nông nghiệp, các nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ và BĐG được mô tả là bị mắc kẹt giữa lưng chừng giai đoạn khủng hoảng, bởi sự xung đột về ý thức hệ đang dẫn dắt hầu hết các cuộc tranh luận:

  • Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn xung đột, hay khủng hoảng, diễn ra sau khi sự ra đời của công nghệ mới (trong trường hợp này là BĐG) tạo ra một số thay đổi. Sự xung đột này kích hoạt các chuyển đổi trong văn hoá nông nghiệp và nguồn lực cạnh tranh (ví dụ giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp hữu cơ) và các thành phần/các bên mới gia nhập có thể làm bùng nổ sự bất hoà sẵn có.
  • Giai đoạn thứ hai liên quan tới sự cải tổ, khi các kế hoạch thay đổi được lập ra giúp khôi phục lại sự bình ổn của thị trường và ngành công nghiệp được hình thành.
  • Giai đoạn thứ ba là thể chế hoá các thị trường mới, bao gồm sự hợp nhất của các công ty thương mại nông nghiệp và củng cố của các nguồn cung.
  • Cuối cùng, giai đoạn thứ tư là duy trì, khi ý thức hệ giảm dần và tất cả các bên còn lại được nhìn nhận là hợp pháp.

Ngày nay, cuộc tranh luận giữa nông nghiệp hữu cơ, truyền thống và BĐG vẫn đang kẹt giữa giai đoạn khủng hoảng đầu tiên. Đã tới lúc cần chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *